Giỏ hàng
×

Bạn hãy điền đầy đủ thông tin

7 điều cần biết về bao sái bàn thờ cuối năm để không phạm tâm linh

Bao sái bàn thờ là phong tục có từ lâu đời và thường được các gia đình thực hiện vào dịp cuối năm để đón năm mới bình an, hạnh phúc. Bên cạnh đó, việc bao sái bàn thờ có rất nhiều điều kiêng kỵ và thắc mắc bởi bàn thờ là nơi linh thiêng.

Vậy chúng ta bao sái bàn thờ như thế nào là đúng cách? Kính mời quý Phật tử cùng đón đọc bài 7 điều cần biết về bao sái bàn thờ qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Mong rằng, qua bài viết dưới đây quý Phật tử sẽ có thêm kiến thức về bao sái bàn thờ ngày Tết sao cho đúng cách và không bị mê tín theo những quan điểm sai lầm.

1. Trước khi bao sái ban thờ thì có phải khấn vái?

Trước khi chúng ta muốn lau chùi, sửa soạn ban thờ, chúng ta nên chắp tay bạch, khấn với tiên tổ và người mình thờ cúng. Đối với người Phật tử có bàn thờ Phật, chúng ta bạch: “Con bạch lên Đức Phật, hôm nay là chúng con xin phép được lau dọn bàn thờ.” Như vậy, chúng ta sẽ tăng thêm cho mình được đức cung kính.

Chúng ta nên bạch Phật xin phép được bao sái bàn thờ (ảnh minh họa)

2. Bao sái bát hương

Bát hương là biểu tượng để người sống bày tỏ sự tôn kính với thế giới tâm linh ông bà tiên tổ hoặc thần Phật, là chỗ chúng ta trú tâm, hướng tâm. Vậy nên để bát hương luôn được gọn gàng, sạch sẽ, chúng ta có thể bao sái thường xuyên, không nhất định vào ngày 23 Ông Công Ông Táo. Khi bao sái bát hương, chúng ta được phép di chuyển, xê dịch, bê bát hương xuống lau chùi sạch sẽ rồi lại đặt lên vị trí bàn thờ.

Bên cạnh đó, tro trong bát hương khi thờ lâu ngày sẽ bị đầy lên, chúng ta bỏ bớt đi hoặc thay tro mới. Còn tro cũ chúng ta bỏ ở những nơi sạch sẽ, không để vào chỗ bẩn bụi, bởi những thứ ấy vừa được cung kính trên bàn thờ mà vứt vào nơi không sạch sẽ là thể hiện sự không lành thiện, không cung kính.

3. Chân nhang

Đối với chân nhang, khi bát hương đầy chúng ta có thể tỉa chân nhang ngày nào cũng được, không riêng vào thời gian cuối năm. Nếu để chân nhang lùm xùm, ngút ngát thì dễ bị bốc cháy, rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, khi tỉa chân nhang để lại bao nhiêu cây cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Đối với người thờ Phật có thể tỉa hết chân nhang, để lại ba cây, việc này mang tính chất tiếp nối. Ba chân nhang tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng. Với người tại gia chúng ta có thể để lại năm chân nhang. Gọi là ngũ phúc, tượng trưng cho năm điều phúc lành hoặc là huyết thống năm đời.

Nên thường tỉa chân nhang để bát hương được sạch sẽ (ảnh minh họa)

Theo giới luật nhà Phật, những gì liên quan đến bàn thờ, đồ lễ cúng như hoa trái, dù héo tàn cũng không được vứt vào nơi bẩn. Chân nhang cũng vậy, sau khi tỉa xong chúng ta có thể đem đốt hóa lấy tro và bón vào gốc cây, không nên bỏ vào những nơi có rác hoặc nơi không sạch sẽ.

4. Nếu di chuyển các đồ vật trên bàn thờ mà để sai vị trí thì có bị phạm không?

Bàn thờ của người Phật tử thường có ba bát hương, bát ở giữa thờ Phật, bên phải thờ các vị hộ Pháp, thần linh và Thổ địa, bên trái thờ gia tiên tiền tổ. Chúng ta không nên để sai các vị trí bởi khi làm lễ an vị chư Tăng đã chú niệm rồi, chúng ta nên tôn trọng và cố gắng nhớ vị trí các bát hương.

Khi bao sái ban thờ nên giữ đúng vị trí bát hương như đã an vị

5. Các đồ vật để dưới bàn thờ có bị mất tài lộc?

Có rất nhiều gia đình thường để các vật dụng dưới ban thờ, việc để những đồ vật ở đó thì không có lỗi, không bị mất tài lộc, miễn là chúng ta sắp xếp thật ngăn nắp và những đồ vật ấy không bị dơ bẩn. Chúng ta có thể đặt các đồ vật như lọ hoa, sách vở, tủ...

Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng giải về Bao sái bàn thờ (ảnh minh họa)

6. Phụ nữ có được bao sái bát hương?

Dân gian ta thường lưu truyền con gái không được động chạm vào bát hương vì như vậy khiến cho gia đình gặp điều không may mắn và xui xẻo. Đặc biệt khi đến kỳ kinh nguyệt không được thắp hương, lau chùi bàn thờ. Đó là quan niệm sai lầm, không đúng với tinh thần Phật giáo. Về mặt tâm linh, không phân biệt giữa con gái, con trai, kể cả người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt vẫn lên thắp hương, khấn vái và bao sái bàn thờ được chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ nơi thân thể.

Theo quan điểm Phật giáo, phụ nữ hoàn toàn có thể bao sái bàn thờ

7. Lau dọn bàn thờ bằng nước gì?

Có quan niệm cho rằng, việc lau dọn bàn thờ không được dùng nước lạnh mà phải dùng rượu gừng để trừ tà. Đối với đạo Phật thì quan niệm đó không đúng, là mê tín.

Để bàn thờ luôn được sạch sẽ, chúng ta có thể bao sái bằng nước sạch; tốt hơn nữa là bao sái bằng nước thơm có tính chất tẩy sạch sẽ như nước gừng, nước ngũ vị... Việc giữ gìn bàn thờ được thơm tho, sạch sẽ như vậy là thể hiện tâm thành kính của chúng ta đối với người mình thờ phụng.

>>> Vậy nên chúng tôi đã sáng tạo ra giải pháp giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc bao sái ban thờ vào ngày lễ, ngày giỗ với sản phẩm KHĂN ƯỚT BAO SÁI, có hương thơm từ nguyên liệu hương trầm ngũ vị tự nhiên, chuẩn công thức truyền thống.

 

Hotline: 0936 404 604 hoặc 0904 59 88 31

 

 

Inbox: m.me/khanuotvietgreen

 

 

Website: http://vietgreenjsc.com

Danh mục tin tức

Từ khóa

Liên hệ ngay: 0904598831